Tại sao con người hiện nay nói nhiều loại ngôn ngữ?

 

 

Mái nhà cản lại được tia nắng mặt trời, nhưng nó không thể cản được khí nóng miền nhiệt đới tại vùng vịnh. Khi tất cả mọi người trong hội trường nghiên cứu đi ra ngoài để nghỉ ngơi, các nhóm nhỏ tách ra để tụ tập dưới bóng mát của cây dừa và tận hưởng làn gió nhẹ. Tôi lang thang từ nhóm này sang nhóm, tham gia vào các cuộc thảo luận. Mỗi lần tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ trong cuộc trò chuyện thay đổi từ tiếng bản xứ sang một cái gì đó mà họ biết tôi có thể hiểu được, tiếng Bislama hay tiếng Anh. Tôi rất ngạc nhiên vì những người tham dự hội thảo có thể dễ dàng chuyển qua chuyển lại giữa những ngôn ngữ khác nhau, nhưng tôi thậm chí còn ngạc nhiên hơn về số lượng các ngôn ngữ bản xứ khác biệt.


Ba mươi người đã tập trung tại hội thảo trên hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương này, và tất cả mọi người ngoại trừ tôi là người đến từ một hòn đảo, tên là Makelua, thuộc quốc gia Vanuatu. Họ sống ở 16 cộng đồng khác nhau và nói 16 loại ngôn ngữ riêng biệt.


Trong nhiều trường hợp, bạn có thể đứng ở rìa của một ngôi làng và thấy vùng ngoại ô của cộng đồng kế bên. Tuy nhiên, cư dân của mỗi làng nói ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Theo các nghiên cứu gần đây của các đồng nghiệp của tôi tại Viện khoa học lịch sử loài người Max Planck, hòn đảo này, chỉ dài 100 km và rộng 20 km, là nơi sinh sống của cộng đồng người nói khoảng 40 ngôn ngữ bản xứ khác nhau. Tại sao lại có nhiều ngôn ngữ như vậy?


Chúng ta có thể đặt cùng một câu hỏi như vậy cho toàn cầu. Mọi người không nói một ngôn ngữ phổ quát, hoặc thậm chí là một số ít. Thay vào đó, ngày nay nhìn chung loài người chúng ta nói hơn 7.000 ngôn ngữ khác nhau.


Và những ngôn ngữ này không phải được lan truyền ngẫu nhiên trên khắp hành tinh. Ví dụ, có nhiều ngôn ngữ được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới hơn là ở các vùng ôn đới. Hòn đảo nhiệt đới New Guinea có hơn 900 ngôn ngữ. Nga, diện tích lớn hơn gấp 20 lần, có 105 ngôn ngữ bản địa. Ngay cả trong vùng nhiệt đới, sự đa dạng ngôn ngữ rất rộng rãi. Chẳng hạn, 250.000 người sống trên 80 hòn đảo của Vanuatu nói 110 ngôn ngữ khác nhau, nhưng ở Bangladesh, dân số lớn hơn 600 lần chỉ nói 41 ngôn ngữ.


Tại sao con người nói được nhiều ngôn ngữ như vậy? Và tại sao các ngôn ngữ lại không được lan truyền rộng rãi khắp hành tinh? Khi nó được khám phá ra, chúng ta có vài câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi cơ bản về cách thức con người giao tiếp.

 

Một vài ý tưởng, nhưng ít bằng chứng?
 

Hầu hết mọi người có thể dễ dàng động não cho ra những câu trả lời khả thi đối với những câu hỏi hấp dẫn này. Họ giả thuyết rằng đa dạng ngôn ngữ phải là do lịch sử, sự khác biệt về văn hóa, những ngọn núi hay đại dương chia rẽ quần cư sinh sống, hoặc các cuộc cãi lộn ầm ĩ từ xưa truyền lại - "chúng tôi rất ghét họ nên chúng tôi không nói chuyện với họ."
 

Những câu hỏi này có vẻ như cũng nên làm nền tảng cho nhiều môn học - ngôn ngữ học, nhân học, địa lý nhân văn. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010, khi nhóm nghiên cứu đa dạng của chúng tôi từ sáu ngành và tám quốc gia khác nhau bắt đầu xem lại những gì đã biết, chúng tôi đã bị sốc vì chỉ có một vài nghiên cứu trước đó được thực hiện, bao gồm một nghiên cứu chúng ta đã hoàn thành về sự đa dạng ngôn ngữ ở Thái Bình Dương.
 

Các nỗ lực trước đây về vấn đề này đã kiểm tra mức độ mà các môi trường khác nhau, xã hội và địa lý hay biến đổi tương quan với số ngôn ngữ được tìm thấy ở một vị trí nhất định. Các kết quả thay đổi rất nhiều từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác, và không có kiểu mẫu rõ ràng nào xuất hiện. Các nghiên cứu cũng vấp phải nhiều thách thức về phương pháp luận, trong đó vấn đề xoáy vào thuật ngữ thống kê cũ là lớn nhất - mối tương quan không bằng nguyên nhân tạo nên kết quả.
 

Chúng tôi muốn biết các bước chính xác dẫn tới việc có nhiều ngôn ngữ đang được hình thành ở một số nơi nhưng lại có rất ít ở một số nơi khác. Nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ cung cấp một ít lý thuyết thiết thực về các tiến trình cụ thể có liên quan, và các phương pháp đã được sử dụng không giúp chúng ta hiểu sâu hơn về căn nguyên của các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ.
 

Ví dụ, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng ở các vĩ độ thấp hơn, ngôn ngữ thường được nói trong các khu vực nhỏ hơn so với ở các vĩ độ cao hơn. Bạn có thể dùng được nhiều thứ tiếng hơn tại một khu vực nhất định thì bạn sẽ càng đến gần xích đạo hơn. Nhưng kết quả này lại không cho chúng ta biết nhiều về các quá trình tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ. Chỉ vì một nhóm người vượt qua được đường kẻ vĩ độ không có thực trên bản đồ không có nghĩa là họ sẽ tự động chia thành hai nhóm dân cư khác nhau nói hai ngôn ngữ khác nhau. Vĩ độ có thể tương quan với sự đa dạng ngôn ngữ, nhưng chắc chắn nó không tạo ra điều đó.

 

Một hình mẫu đơn giản có thể dự đoán được thực tế?
 

Một cách tốt hơn để xác định nguyên nhân của các kiểu mẫu đặc biệt là mô phỏng các quá trình mà chúng tôi nghĩ rằng có thể tạo ra chúng. Các sản phẩm của mô hình càng gần với thực tế chúng ta biết, thì càng có nhiều cơ hội để chúng ta hiểu các tiến trình thực sự trong công việc.


Hai thành viên trong nhóm chúng tôi, nhà sinh thái học Thiago Rangel và Robert Colwell, đã phát triển kỹ thuật mô hình hóa mô phỏng này trong các nghiên cứu về các kiểu mẫu đa dạng loài. Nhưng chưa có ai từng sử dụng cách tiếp cận này để nghiên cứu sự đa dạng của quần thể con người.


Chúng tôi quyết định khám phá tiềm năng của nó bằng cách xây dựng một mô hình đơn giản để kiểm tra mức độ một vài tiến trình cơ bản có thể giải thích các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ chỉ trong một phần của toàn cầu, lục địa Úc.

 

Bản đồ 406 ngôn ngữ của Úc trước khi tiếp xúc với người Châu Âu. Claire Bowern, Đại học Yale, với sự hỗ trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia BCS-1423711, CC BY.

 

Đồng nghiệp của chúng tôi Claire Bowern, nhà ngôn ngữ học tại Đại học Yale, đã tạo ra một bản đồ cho thấy sự đa dạng của các ngôn ngữ thổ dân - tổng cộng 406 ngôn ngữ - được tìm thấy ở Úc trước khi tiếp xúc với người châu  u. Có nhiều ngôn ngữ ở phía bắc và dọc theo bờ biển, có tương đối ít ngôn ngữ ở vùng nội sa mạc. Chúng tôi muốn xem mô hình tỉ mỉ dựa trên một bộ tiến trình đơn giản làm thế nào có thể phù hợp với mô hình đa dạng ngôn ngữ kiểu địa lý này.


Mô hình mô phỏng của chúng tôi chỉ đưa ra ba giả định cơ bản. Thứ nhất, dân cư sẽ di chuyển để lấp đầy không gian có sẵn mà không có ai khác sống.
Thứ hai, lượng mưa sẽ hạn chế số người có thể sinh sống ở một nơi; Mô hình của chúng tôi giả định rằng mọi người sẽ sống với mật độ cao hơn ở các khu vực trời mưa nhiều hơn. Lượng mưa hàng năm ở Úc thay đổi rất đáng kể tại những khu vực khác nhau, từ hơn ba mét ở rừng nhiệt đới phía đông bắc đến một phần mười mét ở các vùng hẻo lánh.


Thứ ba, chúng tôi giả định rằng các quần thể con người đạt kích thước tối đa. Kích thước nhóm lý tưởng là sự cân bằng giữa lợi ích của một nhóm lớn hơn (cơ hội lựa chọn bạn đời tiềm năng rộng hơn) và chi phí (theo dõi các cá thể không liên quan). Trong mô hình của chúng tôi, khi một quần thể dân cư lớn hơn ngưỡng tối đa - được thiết lập ngẫu nhiên dựa trên sự phân bố các kích thước dân số của người săn bắt - người hái lượm trên toàn cầu - quần thể sẽ chia thành hai nhóm, mỗi nhóm nói một ngôn ngữ riêng biệt.


Chúng tôi sử dụng mô hình này để mô phỏng bản đồ đa dạng ngôn ngữ của Úc. Trong mỗi lần lặp lại, một quần thể dân cư ban đầu xuất hiện ngẫu nhiên ở một nơi nào đó trên bản đồ và bắt đầu phát triển và lan truyền theo một hướng ngẫu nhiên. Bản đồ lượng mưa cơ bản xác định mật độ dân số, và khi quy mô dân số đạt đến mức tối đa đã định trước, nhóm dân cư này tách ra. Bằng cách này, quần thể con người mô phỏng đã tăng lên và phân chia khi họ lan rộng ra để lấp đầy toàn bộ lục địa Úc.


Mô hình đơn giản của chúng tôi không bao gồm bất kỳ tác động nào từ việc tiếp xúc giữa các nhóm, thay đổi trong chiến lược sinh kế, ảnh hưởng của việc vay mượn ý tưởng văn hóa hoặc các thành phần của ngôn ngữ từ các nhóm gần đó hoặc nhiều quá trình tiềm năng khác. Vì vậy, chúng tôi cứ nghĩ nó sẽ thất bại thảm hại.


Thật không thể tin được, mô hình này đã sản xuất 407 ngôn ngữ, chỉ lệch một so với con số thực tế.
 

Mô hình mô phỏng dự đoán gần như cùng một số lượng ngôn ngữ (407) như đã quan sát thấy trong thực tế (406). Gavin và cộng sự DOI: 10.1111 / geb.12563, CC BY.

 

Các bản đồ ngôn ngữ mô phỏng cũng cho thấy có nhiều ngôn ngữ hơn ở phía bắc và dọc theo bờ biển, và ít ngôn ngữ hơn ở vùng khô cằn tại trung tâm Australia, phản ánh các kiểu mẫu địa lý trong sự đa dạng ngôn ngữ quan sát được.


Và đối với châu lục Úc, có một số lượng nhỏ các yếu tố - hạn mức lượng mưa quy định mật độ dân số và giới hạn quy mô quần thể - có thể giải thích cả số lượng ngôn ngữ lẫn phần lớn biến thể của bao nhiêu ngôn ngữ được nói ở nhiều nơi khác nhau.

 

Mô hình mô phỏng dựa trên một vài tiến trình đơn giản dự đoán được phần lớn biến thể địa lý trong đa dạng ngôn ngữ ở Úc. Gavin và cộng sự DOI: 10.1111 / geb.12563, CC BY.

 

Áp dụng mô hình ở nơi khác:
 

Nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng các mô hình đa dạng ngôn ngữ ở những nơi khác có thể được định hình bởi các yếu tố và tiến trình khác nhau. Ở những nơi khác, chẳng hạn như Vanuatu, lượng mưa không thay đổi nhiều như ở Úc, và mật độ dân cư có thể được định hình theo các điều kiện môi trường khác.


Trong những ví dụ khác, sự tiếp xúc giữa các nhóm người có thể đã định dạng lại khung cảnh của sự đa dạng ngôn ngữ. Ví dụ, sự mở rộng của các quần thể nông nghiệp nói tiếng Ấn-Âu hoặc châu Phi có thể đã làm thay đổi cấu trúc của dân cư và những ngôn ngữ được sử dụng trên khắp các khu vực rộng lớn ở Châu Âu và Châu Phi.


Chắc chắn, rất nhiều yếu tố xã hội và môi trường cùng các tiến trình đã góp phần tạo nên các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ mà chúng ta thấy trên khắp toàn cầu. Ở một số vị trí địa hình, khí hậu hoặc mật độ của các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ chốt có thể mang tính quyết định hơn; Ở một số nơi khác thì lịch sử chiến tranh, tổ chức chính trị hoặc các chiến lược sinh kế của các nhóm người khác nhau có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hình ranh giới các nhóm và các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ. Những gì chúng tôi đã thành lập cho hiện tại là một hình mẫu phương pháp có thể được dùng để khám phá các tiến trình khác nhau trong công việc ở mỗi địa điểm.


Sự đa dạng về ngôn ngữ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự tương tác giữa các nhóm người và lịch sử giống loài chúng ta, nhưng chúng ta biết rất ít về các yếu tố tạo nên sự đa dạng này. Chúng tôi hy vọng rằng các nhà khoa học khác sẽ bắt đầu bị thu hút bởi địa lý của đa dạng ngôn ngữ như nhóm nghiên cứu chúng tôi và tham gia cùng chúng tôi trong việc tìm kiếm tri thức tại sao con người nói nhiều loại ngôn ngữ.

 

Tin tức khác